Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

Bóng đá bắt nguồn từ đâu?

Quê hương của trái bóng tròn ?
Khi nhắc đến quê hương của bóng đá, người ta thường nghĩ ngay đến nước Anh, và tin rằng xứ sở sương mù chính là chiếc nôi thực sự của trái bóng tròn.
Tuy nhiên nhiều sử gia và ngay cả FIFA tin rằng, cội nguồn của môn thể thao vua thực ra lại xuất xứ từ mảnh đất phương đông.
Theo những tài liệu lịch sử, bóng đá đã xuất hiện vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên tại Trung Quốc.
f1-795521-1371525558_500x0.jpg
Thời đó, người Hán chơi một môn thể thao rất phổ biến trong quân đội có tên là “cuju” hay còn gọi là túc cầu. Các binh sỹ đá đi đá lại một quả bóng nhỏ hơn trái bóng được sử dụng ngày nay. Nó được cho là làm từ bọng đái của động vật, lông vũ, tre và vải.
Khung thành không phải bằng gỗ mà là một cái vòng to bằng lụa được treo ở trên cao.
Năm 2004, sau một thời gian dài nghiên cứu, thẩm định, liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) cho rằng Cuju là hình thức sớm nhất của môn chơi, và xác nhận bóng đá thực sự bắt nguồn từ Trung Quốc.
Nước Anh trong suốt thời gian dài vốn được mệnh danh là “quê hương của bóng đá”, trên thực chất đóng vai trò mấu chốt trong việc tôn vinh và phát triển môn thể thao này.
Hành trình của trái bóng
*Bóng hơi lần đầu lại xuất hiện tại Hy Lạp, được thổi căng với lớp bọc bằng da lợn hoặc da hươu.
* Năm 1844, nhà khoa học người Mỹ Charles Goodyear mới phát minh ra cách lưu hoá cao su Ấn Độ. Nhờ đó, trái bóng mới bắt đầu được tạo ra với hai lớp vỏ bọc.
* Năm 1886, nước Anh phát minh ra van và bơm hơi.
* Năm 1970 quả bóng đen trắng ngày nay với lớp vỏ sáu góc là một phát minh của Đức.
* Mỹ đóng góp hai cải tiến lớn với trái bóng vỏ bọc nhiều lớp và chức năng tự làm căng, bằng cách gắn trực tiếp một cái bơm tự động.
* Năm 2003, trái bóng với biệt danh “trái bóng thông minh” có khả năng phát sóng định vị được đăng ký bản quyền phát minh ở Đức.
Những trái bóng World Cup
 Tại các kỳ World Cup gần đây, hãng thể thao Adidas được FIFA giao trách nhiệm sản xuất những trái bóng mới, với yêu cầu giảm thiểu số miếng ghép tạo thành bề mặt bóng.
Tại World Cup 1970, trái bóng được tạo thành từ 32 miếng da trắng và đen.
Đến World Cup 2006, số mảnh ghép này được giảm xuống chỉ còn 14.
Và ở kỳ World Cup lần đầu tiên được tổ chức tại Nam Phi vào tháng 7 vừa qua, trái bóng Jabulani chỉ còn được tạo thành từ 8 miếng ghép.
b-951913-1371525559_500x0.jpg
Khác với trái bóng thường được khâu bằng chỉ, những trái bóng World Cup được hàn bằng nhiệt để loại trừ sự sai biệt khi khâu. Trong quá trình sản xuất, trọng lượng của trái bóng được tính toán chính xác đến từng gam. Theo chuẩn của FIFA mỗi trái bóng phải có trọng lượng trong khoảng 420-445 gam.
Trái bóng Jabulani được sử dụng tại World Cup 2010 có trọng lượng 440 gam với sai số là… 0,2 gam.
Bóng đá từng là môn thể thao bất hợp pháp tại Anh
Nổi tiếng với giải vô địch quốc gia hàng đầu trên thế giới ( Premier Leagues), thế nhưng không nhiều người biết được rằng bóng đá đã từng bị cấm tại đảo quốc sương mù.
Tháng 4/1314, vua Edward đệ nhị đã cấm người dân đá bóng bởi ông cho rằng nó làm mất quá nhiều thời gian của xã hội, đồng thời sẽ tạo nên quá nhiều tiếng ồn, điều này sẽ khiến cho ma quỷ có đất sống. Theo luật của vua ban, những người tiếp tục ngoan cố chơi bóng sẽ bị bỏ tù như những tù nhân khác.
Chưa dừng lại ở đó, trong suốt 100 năm của cuộc chiến Anh – Pháp, các vị vua Edward đệ tam, Richard đệ nhị, Henry đệ tứ và Henry đệ ngũ đều cho rằng những trận đấu bóng đá sẽ khiến các chiến binh trễ nải việc luyện tập trên thao trường và họ đều ban hành những đạo luật ngăn cấm triệt để môn thể thao này.
anhitalia1-484975-1371525587_500x0.jpg
Bóng đá từng không được chấp nhận tại Anh
Những suy nghĩ về bóng đá dần trở nên bớt khắc nghiệt hơn trong kỷ nguyên của nữ hoàng Elizabeth, cho dù nó vẫn bị cấm tuyệt đối tại những thành phố lớn như Manchester vào đầu thế kỷ 17 vì người ta sợ … kính cửa sổ sẽ vỡ hết.
Dù có chơi bóng khi còn trẻ nhưng lãnh chúa Oliver Cromwell (cai quản các vùng Anh, Scotland và Ireland) vẫn cho rằng việc chơi bóng vào các ngày chủ nhật là không thể chấp nhận được. Và lại thêm 300 nữa không bóng đá tại nước Anh.
Tuy nhiên, các nhà cầm quyền không bao giờ thành công trong việc kìm hãm sự phát triển của bóng đá dù cho những đạo luật hà khắc nhất từng được ban bố để chống lại môn thể thao này tại những thành phố như Derby. Sự phổ biến của bóng đá cứ ngày một lớn theo thời gian và nó cũng dần được chấp nhận trên phạm vi toàn nước Anh.
Cuối cùng, túc cầu đã trở thành một môn thể thao hợp pháp vào sáng ngày 26/10/1863 với sự ra đời của Liên đoàn bóng đá Anh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618