Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017

Đá bóng để khỏe hay để chết: Bài học phải nhớ đến già từ hội GS "truyền kỳ sân cỏ"

"Hội bóng giáo sư Tứ Xuyên": Truyền kỳ về những cầu thủ đến với sân cỏ khi đã ngoài 60
Hai mươi năm về trước, các giáo sư ở độ tuổi ngoài 60 đã thành lập một hội bóng đá mang tên "Hội bóng đá giáo sư Tứ Xuyên". Trải qua hai thập kỷ, hội bóng của những vị chuyên gia nòng cốt trên nhiều lĩnh vực ấy tới nay vẫn hoạt động kiên trì, bền bỉ với nguyên tắc và tôn chỉ của mình.
Hội bóng này được thành lập vào tháng 3 năm 1996, xuất phát từ kiến nghị của của các giáo sư cốt cán đang công tác tại các đơn vị đào tạo trên địa bàn Tứ Xuyên như giáo sư Thẩm Tế Hồng, giáo sư Lý Bảo Quân, giáo sư Cung Cẩm Nguyên cùng 18 người bằng hữu khác.
Cho tới nay, "Hội bóng đá giáo sư Tứ Xuyên" đã có tới 42 hội viên đến từ các trường đại học, cao đẳng ở Thành Đô cùng nhiều đơn vị nghiên cứu, hành chính khác trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có 18 thành viên cốt cán đang công tác tại Đại học trọng điểm Tứ Xuyên. Độ tuổi trung bình của hội viên là trên 60 tuổi.
Đá bóng để khỏe hay để chết: Bài học phải nhớ đến già từ hội GS truyền kỳ sân cỏ - Ảnh 1.
Hội viện của "Hội bóng đá giáo sư Tứ Xuyên" hầu hết là những vị chuyên gia ở độ tuổi từ 60 đến hơn 80 tuổi. (Ảnh: Nguồn Internet).
Hai thập kỷ thấm thoát trôi qua, những thành viên cốt cán ngày đầu thành lập của "Hội bóng đá giáo sư Tứ Xuyên" có người đã bước qua độ tuổi 80. Nhưng tình yêu đối với sân cỏ của họ chưa bao giờ phai nhạt.
Xuất phát từ thể chất, tuổi tác và quan điểm, hội đã lập ra quy định riêng mang tên "Tân quy tắc vận động của hội bóng người cao tuổi". Từ đó, các giáo sư quyết định bỏ lối chơi đối kháng bạo lực, thay bằng cách đá văn minh, đề cao tinh thần giao lưu, học hỏi và hạn chế những va chạm gây tổn thương thể chất.
Đá bóng để khỏe hay để chết: Bài học phải nhớ đến già từ hội GS truyền kỳ sân cỏ - Ảnh 2.
Hình ảnh giáo sư Thẩm Tế Hồng chơi bóng điêu luyện trên sân cỏ. (Ảnh: Nguồn Internet).
"Hội bóng đá giáo sư Tứ Xuyên" còn thường xuyên giao lưu cùng những đội bóng trẻ tuổi để học hỏi kinh nghiệm. Tình yêu kiên định với sân cỏ cùng thể chất bền bỉ, dẻo dai của những vị giáo sư ấy đã tạo nên nhiều giai thoại trên sân cỏ của nền bóng đá Trung Quốc.
Đại diện cho "Hội bóng đá giáo sư Tứ Xuyên", giáo sư Thẩm Tế Hồng chia sẻ:
"Chúng tôi lựa chọn bóng đá là môn thể thao dưỡng sinh, bởi chơi bóng vừa cần sự dũng cảm, vừa cần trí tuệ, cũng cần chiến lược và cả tinh thần đoàn kết, hợp tác. Chỉ có như vậy, người ta mới có thể đá bóng trong trạng thái hài hòa cả về thể chất và tinh thần."
Giọt mồ hôi rơi trên sân cỏ, nhưng đổi lại cho họ là sức khỏe thách thức thời gian và tinh thần đồng đội trăm năm không mòn. Bóng đá chính là liều thuốc dưỡng sinh hiệu quả nhất để duy trì tinh thần và sức khỏe, khiến các vị giáo sư ấy mãi là những "bảo đao chưa cũ".
Thông qua tình yêu sân cỏ của mình, "Hội bóng đá giáo sư Tứ Xuyên" cũng nhắn nhủ lớp trẻ hãy trân trọng sức khỏe, tận hưởng cuộc sống, đồng thời tăng cường luyện tập thể thao, nâng cao thể chất, cường kiện khí lực, từ đó tôi luyện thêm nhiều phẩm chất tốt đẹp.
Đá bóng để khỏe hay để chết: Bài học phải nhớ đến già từ hội GS truyền kỳ sân cỏ - Ảnh 3.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618