Thứ Tư, 18 tháng 4, 2018

SỰ CẦN THIẾT CỦA VẬN ĐỘNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỦA BÉ

Hầu hết chúng ta thường quan tâm tới việc cho trẻ ăn mà quên đi việc cho con vận động. Nhưng nếu không vận động cả thể chất và trí não của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Không chỉ có chế độ dinh dưỡng mà những hoạt động thể chất cũng đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển toàn diện của bé. Việc rèn luyện sẽ giúp bé có thể trạng tốt và khỏe mạnh hơn vì những hoạt động này giúp bé cảm thấy thoải mái tinh thần và ăn ngon miệng hơn rất nhiều. Ngoài ra, vận động giúp bé tăng cường sức khỏe. Đi bộ, chạy bộ, nhảy cao, ném bóng và các hoạt động chơi đùa giúp con bạn củng cố xương và cơ chắc khỏe, giúp cho tim phổi, mạch máu khỏe mạnh, đồng thời cải thiện sự cân bằng phối hợp, dáng đi và tính linh hoạt của bé.
Thông qua rèn luyện và chơi đùa, con bạn được đốt cháy năng lượng, tăng cường sự trao đổi chất, giảm nguy cơ quá cân hoặc béo phì, phòng tránh các bệnh lý về tim mạch, ung thư và tiểu đường.



Bên cạnh những lợi ích về sức khỏe, những bé có thói quen vận động sẽ có giấc ngủ ngon và sâu hơn. Bé cũng dễ dàng thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống và dễ vượt qua những căng thẳng trong các kỳ thi.
Đối với trẻ sơ sinh: Vận động là cách để kích thích trí thông minh, trẻ càng vận động nhiều càng nhanh chóng biết nói, biết đi. Khi bé vận động trí thông minh của bé được phát triển vừa hài hòa, vừa toàn diện, vì khi vận động bé phải kết hợp rất nhiều kĩ năng: Mắt nhìn, tai nghe, chân tay phối hợp….Đó là cách để các tế bào thần kinh kết nối với nhau. Càng nhiều sự kết nối bé càng thông minh., càng sớm biết đi, biết nói. Vận động cho trẻ sơ sinh còn ảnh hưởng tới tính cách của trẻ theo quan điểm của giáo dục sớm. Ví dụ nằm sấp khi lọt lòng thay vì nằm ngửa trẻ có thể ngoi đầu, di chuyển, trườn lên tùy theo ý của mình. Cách này giúp làm khỏe cột sống cho trẻ. Cột sống chứa tủy sống. Đây là nơi giao thoa của hệ thần kinh giao cảm, liên quan tới tim, phổi, thận, và dẫn truyền tín hiệu lên não bộ. Cột sống khỏe là tiền đề cho sự bạo dạn sau này của em bé.
Khi trẻ lớn lên, vận động vẫn là cách tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch, và tất cả các hoạt động của nội tạng trong cơ thể.
Để bé có một sức khỏe lành mạnh, mẹ nên lưu ý những điều sau đây:
– Nên cho bé chơi đùa và vận động phù hợp với độ tuổi. Đối với những bé từ 3-5 tuổi, thời gian tham gia hoạt động ngoài trời ít nhất là từ một tiếng rưỡi một tuần. Đối với trẻ bắt đầu vào lớp một thì thời gian tối thiểu là hai tiếng một tuần. Những bé lớn hơn thì cần nhiều thời gian vận động hơn.



Hoạt động thể chất giúp bé phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
– Mẹ cũng nên chú ý tới điều kiện an toàn của sân chơi và thời gian chơi của bé. Không nên để bé chơi đùa trong cái nắng gay gắt từ 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều.
– Bạn nên đặc biệt lưu ý về thời gian cho trẻ xem TV, DVD, chơi game trên máy tính hoặc trên các thiết bị di động. Vì khi dán mắt vào những loại hình giải trí trên, trẻ thường bị nghiện và không tham gia vào các hoạt động thể chất tốt cho sức khỏe khác được nữa. Ngoài ra, những trẻ vừa chơi vừa ăn vặt nhiều dễ bị béo phì, dẫn đến nhiều trở ngại làm giảm chất lượng cuộc sống của các bé. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trẻ em dưới 2 tuổi không nên xem TV, DVD hay chơi game trên máy. Đối với trẻ từ 2-5 tuổi, không nên cho bé xem quá 1 giờ mỗi ngày và đối với trẻ trên 5 tuổi thì không nên quá 2 giờ mỗi ngày.
– Bạn nên cho trẻ đi dạo hoặc chơi đùa một chút ngoài trời sau khi xem TV hoặc chơi game. Chuẩn bị thức ăn nhẹ tốt cho sức khỏe cho trẻ nếu chúng có thói quen vừa chơi vừa nhấm nháp thứ gì đó. Ví dụ như một quả chuối, cà rốt xắt mỏng, cần tây thái que hoặc các loại bánh quy giòn nguyên cám, ít béo, ít ngọt.
Sưu tầm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618